Máy tiện CNC là sản phẩm thông dụng trong sản xuất cơ khí, và việc sử dụng máy tiên đơn giản hơn máy phay CNC nhiều dao cấu tạo của máy tiện đơn giản hơn và các dạng tạo hình trên máy tiện cũng không nhiều như phay, vì vậy chỉ cần nắm một số thông tin cơ bản là bạn có thể dễ dàng sử dụng máy tiện CNC.
Về cấu tạo thì máy tiện CNC không khác với máy tiện cơ là bao nhiêu, thay vào đó phần di chuyển sẽ do các động cơ servo với độ chính xác cao đảm nhận. Phần gá dao thay vì cố định như máy tiện cơ thì các loại máy công nghiệp có đầu xoay để thay dao tự động không cần sự can thiệp của con người giúp quá trình gia công diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn và đầy đủ công nghệ hơn
Bài này sẽ giúp bạn nắm qua về cấu tạo của máy tiện, cách xác định gốc tọa độ, và mã lệnh
Máy tiện CNC có những loại nào?
Máy tiện CNC thường được chia làm 2 loại. Loại tiện 2 trục và một loại tiện 4 trục. Loại tiện 4 trục là loại máy vừa tiện vừa phay, gia công được nhiều hình dạng chi tiết phức tạp. Vì vậy bạn cần phải lưu ý mục đích sử dụng máy tiện CNC của mình vào mục đích gì để mua loại 2 trục hay loại 4 trục cho phù hợp.
Cấu tạo của máy tiện CNC
Cấu tạo của máy tiện CNC gồm có các phần chính như sau:
- Trục chính: Trục chính của máy tiện CNC có phần côn ở đầu dùng để gá dao.
- Ụ trục chính: có đường trượt dể dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z
- Bàn máy: Dùng để gá phôi. Bàn máy có thể di chuyển theo phương X, Y
- Thân máy: dùng để đỡ các bộ phận của máy.
- Bộ phận thay dao tự động: chúng có ổ tích dao và tay máy để thay dao tự động theo chương trình.
Vui lòng xem hình minh họa, và phần diễn giải chi tiết các bộ phận bên dưới
- Trục chính
- Bàn máy
- Mâm cặp
- Chống tâm
- Ụ động ( có thể trượt đồng tâm với mâm cặp) để gá các chi tiết có chiều dài khác nhau
- Bàn đạp ( Sử dụng khi vận hành số lượng lớn, khi đạp máy sẽ chạy)
- Bảng điều khiển, giúp người vận hành thao tác
- Đài dao là nơi gắn nhiều loại dao tiện trên đó, mỗi vị trí sẽ có mã số.
Dựa vào thông tin trên bạn sẽ thấy rằng mỗi máy tiện sẽ được xác định theo khả năng gia công của nó là đường kính kẹp tối đa của mâm cặp và hành trình tối đa của ụ động. Chính là vùng làm việc của máy.
Mỗi máy sẽ tương ứng với bộ điều khiển khác nhau, và khi sử dụng bạn cần phải học chi tiết về bộ điều khiển đó để có thể tận dụng hết các tính năng khi gia công như Mazatrol, Fanuc, Okuma,..
Các loại dao tiện thông dụng
Dao tiện trên máy CNC được chọn lựa theo yêu cầu, đặt điểm của bề mặt chi tiết gia công. Dao có hai phần: phần cắt (phần làm việc) và phần cán (phần thân).
Phần cắt dao tiện CNC thường dùng là các loại mảnh dao (insert) tiêu chuẩn. Có các loại mảnh dao: hình bình hành (ký hiệu A, B, K), hình thoi (ký hiệu C, D, E, M, V), hình chữ nhật (L), hình tròn (R), hình vuông (S), hình tam giác (T), hình 3 góc (W), hình bác giác (O), ngũ giác (P), lục giác (H). Ví dụ một số loại mảnh dao ở hình b;
Phần cán dao tiện CNC được chia thành nhiều loại như:
– Hệ thống dao T-MAX P: Được sử dụng tiện thô, tinh ngoài và trong. Ngoài ra có thể được sử dụng cho việc gia công các lỗ lớn (hình c).
– Hệ thống dao T- MAX U: Sử dụng tiện lỗ, tiện định hình (hình c).
– Hệ thống dao cắt đứt T- MAX Q: Sử dụng để tiện cắt đứt thép trụ đặc và rỗng, tiện rãnh trong và ngoài, tiện rãnh sâu và rãnh bề mặt (hình e).
– Hệ thống dao tiện ren T- MAX U: Là một hệ thống dao tiện ren với nhiều kiểu ren và bước ren trái, phải khác nhau; Được sử dụng cho tiện ren trong và ren ngoài (f).
Khi tiện tinh ngoài và trong chú ý chọn góc nghiêng chính và phụ cho phù hợp với đặc điểm bề mặt gia công, loại mảnh dao và phương chạy dao sau. Dưới đây là một số ví dụ:
– Tiện tinh mặt ngoài (Hình i)
– Tiện tinh mặt trong (Hình j)
Các điểm chuẩn phải biết trên máy tiện và phay CNC
Các điểm chuẩn là phần đối chiếu giữa phần mềm lập trình, phần giới hạn hành trình của máy là nơi quy chuẩn của nhiều bên khác nhau từ nhà sản xuất máy, từ người lập trình và người vận hành. Việc nắm được các điểm chuẩn này sẽ giúp bạn hiểu được khá nhiều các kiến thức liên quan tới tiện và phay CNC.
Khi nắm được các điểm chuẩn trên máy phay tiện CNC bạn sẽ đọc tài liệu dễ hơn, biết được các thông số quan trọng của máy, biết xử lý khi máy có vấn đề về lập trình. Nếu máy báo vượt hành trình, lỗi quá trục thì có thể bạn biết được điểm chuẩn không còn chính xác, và xem lại phần lập trình, phần đọc thước quang, vệ sinh thước quang.
Với các điểm chuẩn cũng dễ hiểu được các lưu ý từ nhà sản xuất, các mã lệnh đi kèm của nhà sản xuất, những thông tin liên quan tới điểm chuẩn trên tài liệu để từ đó bạn biết được người ta đang đề cập tới vị trí nào, tới bộ phận máy hay sản phẩm,..
Các điểm không “0“ và điểm chuẩn trên máy CNC
Điểm chuẩn trên máy tiện
Điểm chuẩn của dụng cụ cắt E giúp bạn quá trình đo dao và offset
Vị trí của điểm hiệu chỉnh dụng cụ cắt B trên dao tiện
Nếu muốn tìm hiểu và thực hành nhiều hơn về Tiện CNC. Xem thêm: Máy CNC mini
CÁC LỆNH TRONG TIỆN CNC
Hiện nay hầu hết tất cả máy tiện NC, CNC đều sử dụng ngôn ngữ lập trình theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Hệ điều khiển của máy tiện CNC TOPTURN S15 là FANUC Oi đều sử dụng mã M-code và G-code.
Máy CNC ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng các loại máy đã qua sử dụng, vì vậy có rất nhiều loại và đời khác nhau. Vì vậy tìm hiểu cụ thể đừng đời máy và loại điều khiển để sử dụng phù hợp, nên tìm hiểu theo tài liệu hướng dẫn đi kèm máy.
Xem thêm: Các loại điều khiển Fanuc theo thời kỳ
Các chức năng lệnh mã G được thống kê dưới đây:
Các chức năng của lệnh mã G
Mã tiêu chuẩn —-Chức năng
G00 Chạy dao nhanh ( không ăn dao )
G01 Nội suy đường thẳng
G02 Nội suy đường tròn theo chiều kim đồng hồ
G03 Nội suy đường tròn theo ngược chiều kim đồng hồ
G04 Dừng dao với thời gian xác định
G07.1(G107) Nội suy hình trụ
G10 Lập trình dữ liệu đầu vào cho máy tiện CNC ( thiết lập thông số )
G11 Xóa chế độ lập trình dữ liệu đầu vào ( data sitting )
G12.1(G112) Chế độ nội suy tọa độ cực
G13.1(G113) Xóa chế độ nội suy theo tọa độ cực
G18 Xác định mặt phẳng XZ
G20 Hệ đơn vị tính theo inch
G21 Hệ đơn vị tính theo mét
G22 Kiểm tra hành trình đã lưu ON
G23 Kiểm tra hành trình đã lưu ON
G27 Kiểm tra lại điểm tham chiếu
G28 Trở lại điểm tham chiếu
G30 Vị trí trở lại tham chiếu ( gọi điểm tham chiếu thứ 2, 3, 4 )
G31 Bỏ qua chức năng
G32 Cắt ren- tiến liên tục
G34 Cắt ren theo biến dẫn
G40 Hủy bỏ hiệu chỉnh bán kính dao
G41 Hiệu chỉnh bán kính dao bên trái so với đường biên dạng
G42 Hiệu chỉnh bán kính dao bên trái so với đường biên dạng
G50 Khai báo giá trị trục chính tối đa
G50.3 Thiết lập lại hệ thống phôi định sẵn
G52 Xác lập hệ tọa độ cục bộ
G53 Xác lập hệ tọa độ máy
G54 Điểm 0 thứ nhất của phôi
G55 Điểm 0 thứ hai của phôi
G56 Điểm 0 thứ ba của phôi
G57 Điểm 0 thứ tư của phôi
G58 Điểm 0 thứ năm của phôi
G59 Điểm 0 thứ sáu của phôi
G65 Gọi macro riêng
G66 Gọi chế độ macro riêng
G67 Xóa bỏ chế độ macro riêng
G70 Chu trình gia công tinh
G71 Chu trình gia công thô theo đường bao
G72 Chu trình gia công thô theo mặt
G73 Chu trình gia công thô theo biên dạng có sẵn
G74 Chu trình gia công khoan nhiều lần/ rãnh theo mặt ( mặt đầu )
G75 Chu trình gia công rãnh theo bán kính ( cắt rãnh theo mặt lưng )
G76 Chu trình cắt ren tiện CNC
G80 Hủy bỏ chu trình khoan
G83 Chu trình khoan
G84 Chu trình ta rô
G86 Chu trình doa
G87 Chu trình khoan bên
G88 Chu trình ta rô bên
G89 Chu trình doa bên
G90 Chu trình cắt gọt thẳng ( kiểu nhóm A )
G92 Chu trình cắt ren ( chỉ dùng cắt ren côn )
G94 Chu kỳ cắt B ( mặt cuối )
G96 Chế độ tốc độ cắt không đổi ( ổn định vận tốc cắt của dao ) V
G97 ổn định tốc độ của trục chính(n), nhập v/p trực tiếp hay xóa bỏ
chế độ G96
G98 Lượng ăn dao phút
G99 Lượng ăn dao theo vòng
Tham khảo từ: laptrinhcnc.com
Bài viết hay.