Tay chân giả là gì?
Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều đã từng gặp một hoặc vài người với dụng cụ chân tay giả trên người. Đó là những công cụ đắc lực mang tính nhân đạo để hỗ trợ cho những người không may mắn mất đi một phần cơ thể của mình. Nếu chỉ nhìn bên ngoài thì chúng ta không thể biết được họ có đang đeo bộ phận giả hay không, bởi vì ngày nay các công cụ đó đã được cải tiến rất tốt, hoạt động một cách hoàn hảo và rất đáng tin cậy. Thậm chí những người mang chân giả có thể leo núi, cánh tay giả còn tiên tiến đến mức có thể kiểm soát được các ngón tay. Các bộ phận giả đã mang lại một tương lai mới cho những người không may mất đi một phần cơ thể của mình, nó mang lại sự tự do, cải thiện đáng kể các vấn đề trong cuộc sống, và quan trọng hơn hết là thúc đẩy sự lạc quan của họ. Và bây giờ, chúng ta hay xem xét kỹ hơn về cách thức mà dụng cụ tuyệt vời này hoạt động.
Dụng cụ chân tay giả là gì?
Bộ phận giả (hay còn được gọi là chân tay giả hay các bộ phận thay thế, mặc dù chân tay tự nhiên là không thể thay thế) là một bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho một bộ phận bị mất do bẩm sinh, bệnh tật, tai nạn hay các chấn thương. Một số loại bộ phận giả thường có ít hoặc không có các chức năng, nó chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho người sử dụng. Bàn tay nhân tạo thường rơi vào loại này. Thường các bộ phận giả khác có nhiều các chức năng lại không được nguỵ trang như vậy, ít thẩm mỹ hơn nhưng nhiều chức năng hơn.
Các loại bộ phận giả
Về lý thuyết, bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể từ tai, mũi, đến ngón tay, ngón chân đều có thể thay thế bằng các bộ phận giả. Trong thực tế thì có 4 loại bộ phận giả phổ biến, có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn bộ phận bị mất như tay, chân.
- Cẳng chân ( ): Bộ phận cẳng chân giả được gắn vào phần chân phía trên còn nguyên vẹn
- Chân giả ( ): Bộ phận chân giả hoàn chỉnh bao gốm phần đùi, đầu gối và cẳng chân
- Cẳng tay giả
- Cánh tay giả
Nguyên lý hoạt động của bộ phận giả như thế nào?
Một bộ phận giả bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác nhau. Như là khung xương giả, phần kết nối giữa bộ phận giả với cơ thể, phần đính kèm với cơ thể, hệ thống điều khiển và kiểm soát. Hãy lướt qua từng bộ phận theo thứ tự, để xem cách các phần của bộ phận hoạt động như thế nào.
Phần khung xương giả
Việc xưng dựng một bộ phận giả phụ thuộc vào công việc mà nó sẽ phải làm. Trong khi những bàn tay thầm mỹ sẽ chỉ quan tâm đến độ hoàn thiện bên ngoài còn chân tay giả lại quan tâm đến cấu trúc cơ thể, công việc cần làm. Thông thường một cánh tay giả hay chân giả được làm từ những vật liệu cứng chắc nhưng vẫn đủ nhẹ như sợi carbon, được phủ lên các chất liệu khác để tạo cảm giác mềm mại thoải mái khi người dùng đeo nó. Nếu bạn nghĩ tay chân của bạn chiếm 30-40% khối lượng cơ thể thì các bộ phận giả này cần phải nhẹ hơn nhiều, nếu không bạn sẽ cảm thấy mỏi, nặng theo thời gian sử dụng.
Phần kết nối
Sự thoải mái và làm việc hiệu quả của bộ phận giả phụ thuộc chủ yếu vào phần kết nối này. Trong y tế, người ta gọi phần này là ổ mỏm cụt và nó được đúc cẩn thận xung quanh một tấm thạch cao lấy từ phần còn lại. Sự phù hợp phải thật chính xác, nếu không sẽ làm hỏng phần cơ thể còn lại hoặc gây khó chịu, tổn thương mô và thậm chí có thể khiến cho người đó không thể đeo bộ phận giả trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên phần còn lại của cơ thể đó vẫn có khả năng thay đổi kích thước theo thời gian, nên đôi khi cũng cần phải thay ổ mỏm cụt mới. Hiện nay, chỉ có thể tạo ra các ổ mỏm cụt phù hợp chính xác hơn bằng cách quét laser phần chi còn lại và sau đó được in 3D – một trong những công nghệ tiên tiến nhất thời nay.
Phần đính kèm với cơ thể
Một bộ phận giả phù hợp sẽ được kết nối với cơ thể bởi nhiều cách khác nhau, có thể là hệ thống dây đeo kiểu cũ, hiện đại hơn thì có mỏm cụt hút. Nhưng quan trọng nhất vẫn là độ ôm khít, vừa vặn, tạo sự thoải mái khi đeo, đảm bảo được kiểm soát đúng cách trong thời gian hoạt động lâu dài.
Hệ thống điều khiển
Các bộ phận tự nhiên được kéo bởi các nhóm cơ và được kích thích từ bộ não. Theo cách tương tự, các bộ phận giả đơn giản nhất được vận hành điều khiển hệ thống dây cáp bên trong chúng để thực hiện thay thế công việc của cơ bắp. Một loại tay giả phổ biến sử dụng cơ chế gọng kìm và các dây cáp.
Thời điểm hiện nay các cơ chế đơn giản đó không còn phát triển nữa, thay vào đó nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuât, nhiều loại cảm biến được ra đời. Các bộ phận giả dần được cải thiện để có thể hiểu được tín hiệu phát ra từ não bộ. Từ đó có thể điều khiển được các bộ phận đó thông qua suy nghĩ.
Học cách sử dụng bộ phận mới
Công nghệ cũng chỉ là một phần của câu chuyện. Tất nhiên, làm quen với bộ phận hoàn toàn mới trên cơ thể cũng là một thách thức về thể chất lẫn tinh thần. Bắt đầu từ việc tiếp cận với bác sĩ, người giúp bạn lựa chọn được bộ phận phù hợp với nhu cầu sau đó đo lường, sản xuất, học cách vận hành nó, giải quyết các vấn đề, thách thức mới và xem đó như là một môn thể thao vậy.
Link tham khảo: https://www.explainthatstuff.com/prosthetic-artificial-limbs.html