Khác nhau giữa công nghệ laser fiber và laser fiber màu MOPA

Công nghệ luôn được cập nhật để đáp ứng nhu cầu khách hàng, và đó là lý do fiber màu mopa ra đời. Công nghệ này cũng là vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm, khác nhau như thế nào so với fiber thông dụng mà giá cả lại chênh lệch nhiều đến thế.
Tiếp theo là khách hàng muốn biết công nghệ fiber mopa có thể khắc lên những vật liệu nào, và chúng có thể tạo ra được bao nhiêu màu, màu sắc khi khắc lên như thế nào?
Khác nhau giữa fiber laser và fiber mopa
Nhìn bên ngoài không thể phân biệt được vì hình dạng của máy hầu như là như nhau, nhưng có những công nghệ bên trong tạo nên sự khác biệt.
Khác biệt về tần số tạo nên tia laser. Với công nghệ laser thông thường, nguồn sẽ tạo xung để kích sóng từ 1-500Khz với công nghệ Q-switch.  Còn Mopa sử dụng công nghệ như theo tên viết tắt của nó là Master Oscillator Power Amplifier nhằm tạo nguồn laser với phương pháp khác biệt giúp tạo nên cường độ cao hơn so với laser fiber thông thường từ 1 đến 2700Khz, dĩ nhiên với tần số cao hơn thì chất lượng và khả năng khắc của công nghệ MOPA sẽ khác so với công nghệ fiber thông thường ( Q-switch)
Những vật liệu mà hai công nghệ này có thể khác như dưới

Laser MOPA

Máy này có thể khắc trên:

  • Vàng
  • Nhôm (cũng có hiệu ứng màu tối)
  • Thép không gỉ (có nhiều màu)
  • Bạch kim
  • Bạc
  • Titan
  • Thau
  • Vonfram 
  • Cacbua
  • Niken
  • Thép carbon
  • Crome
  • Đồng
  • Sắt và các kim loại khác
  • Nhựa ABS (tỷ lệ cháy nóng chảy thấp)
  • Nhựa PC (tốc độ cháy thấp)
  • Nhựa PLA
  • Nhựa silicon
  • Nhựa PBT và các loại khác
Sợi Laser hoặc Q-switching

Máy này có thể khắc trên:

  • Vàng
  • Nhôm
  • Thép không gỉ (Chỉ có màu trắng và tối)
  • Bạch kim
  • Bạc
  • Titan
  • Thau
  • Vonfram 
  • Cacbua
  • Niken
  • Thép carbon
  • Crome
  • Đồng
  • Sắt và các kim loại khác
  • Nhựa ABS (tốc độ nóng chảy cao)
  • Nhựa PC (tốc độ cháy cao)
  • Nhựa PLA
  • Nhựa silicon
  • Nhựa PBT và các loại khác

Video khắc MOPA

 

Công nghệ laser MOPA vẫn đang được hoàn thiện
Mặc dù công nghệ này không còn mới nhưng nó vẫn cần phải cải tiến nhất là tốc độ khắc, không nhanh được như laser fiber. Tốc độ khắc không nhanh như kỳ vọng nếu bạn cần khắc cả ngàn logo màu. Thời gian khắc nhanh chậm tùy vào số màu bạn cần tạo, và độ thẩm mỹ của hình khắc mà bạn mong muốn
Kết luận
Hai công nghệ máy khắc fiber có thể làm việc tương tự nhau, nhưng khi bạn cần tạo màu lên vật liệu kim loại, titanium, inox thì MOPA là lựa chọn tốt. Còn nếu bạn chỉ cần khắc thông tin lên sản phẩm, không cần tạo màu, và muốn khắc với tốc độ nhanh thì công nghệ Fiber thông dụng là lựa chọn phù hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Gọi ngay
Chat hỗ trợ
Chat ngay