Kỹ thuật gò cơ bản, gò thúc và gò chun

GÒ THÚC

Mục đích: Hình thành kỹ năng gò thúc bán cầu từ tấm kim loại.

Vật liệu:

-Tôn mạ kẽm (có chiều dày từ 0.27mm trở lên để làm dưỡng).

– Nhôm tấm hoặc đồng tấm (dày 1 .Omm)

Thiết bị, dụng cụ: 1. Thước lá (300mm); 2. Mũi vạch dấu; 3. Com pa; 4. Kéo cắt tôn; 5. Búa gỗ; 6. Đe lòng chảo; 7. Búa nguội; 8. Búa rèn; 9. Đe chỏm cầu; 10. Đài vạch; 11. Dũa.

  1. Khai triển và cắt phôi

Khai triển phôi như hình vẽ.

Vạch dấu chính xác.

Cắt phôi bằng kéo cắt tồn.

  1. Hiệu chỉnh phôi bằng dũa

– Chú ý dũa đúng hướng phòng ngừa vết nứt trong khi cắt phôi.

  1. Chuẩn bị dưỡng kiểm

– Vạch dấu dưỡng đo trong và dưỡng đo ngoài như hình vẽ,

– Cắt chính xác bằng kéo cắt tôn (kéo tay).

– Hoàn thiện dưỡng bằng dũa.

  1. Tiến hành gò

– Đặt phôi trên mặt lõm của đe,

– Dùng búa tạo lòng chảo phôi từ mép ngoài vào trong theo các vòng tròn đồng tâm.

* Chú ý:

+ Lòng chảo phôi được tạo theo từng bước từ ngoài vào trong.

+ Lòng chảo phôi được tạo bằng lực thúc không đổi.

+ Kiểm tra các nếp nhăn ở mép ngoài phôi.

  1. Dát phẳng các nếp nhăn

– Đặt phôi lên mặt bàn máp hoặc đe cầu để dát phẳng các nếp nhăn đồng thời tránh tạo các nếp nhăn khác.

  1. Tiếp tục gò

– Làm lại bước 4 và 5 tới khi phôi đạt được hình dáng và kích thước như  mong muốn.

  1. Là phẳng bề mặt phôi

– Để phôi lên đe cầu.

– Dát phẳng những phần gồ ghề từ giữa của bề mặt ngoài tới vành ngoài cùng.

– Đánh búa nhẹ và đều lực.

  1. Hoàn thiện sản phẩm

– Vạch dấu phôi theo kích thước danh nghĩa bằng đài vạch.

– Dùng kéo cắt phần thừa của phôi.

– Nắn chỉnh phôi sau khi cắt.

– Dùng dũa hoàn thiện sản phẩm.

Hướng dẫn GÒ CHUN

Mục đích: Hình thành kỹ năng gò chun bán cầu từ tấm kim loại.

Vật liệu:

-Tôn mạ kẽm (có chiều dày mỏng nhất là 0.27mm để làm dưỡng).

– Nhôm tấm hoặc đồng tấm (có chiều dày 1.0mm).

Thiết bị, dụng cụ: 1. Thước lá (300mm); 2. Vạch dấu; 3. Com pa; 4. Kéo cắt tôn; 5. Búa gỗ; 6. Đe lòng chảo; 7. Búa nguội; 8. Búa là; 9. Đe chỏm cầu; 10. Đài vạch; 11. Dũa.

  1. Khai triển và cắt phôi

– Khai triển phôi như hình vẽ.

– Vạch dấu chính xác trên tấm vật liệu.

– Cắt phôi bằng kéo cắt tôn.

  1. Chỉnh sửa phôi bàng dũa

– Chú ý dũa đúng hướng để tránh các vết nứt phát sinh trong quá trình cắt phát triển rộng

  1. Chuẩn bị dưỡng kiểm

–  Vạch dấu dưỡng đo trong và dưỡng đo ngoài phù hợp với kích thước như hình vẽ.

–  Dùng kéo cắt chính xác dưỡng.

  1. Tiến hành gò

– Kẹp chặt đe cầu bằng ê tô (hoặc bằng cách đóng đầu nhọn của đe cầu trên  bệ gỗ).

– Cầm phôi bằng một tay và đặt tâm phôi vào giữa đỉnh của đe cầu.

–Gõ nhẹ từ khoảng hở giữa phôi và đỉnh của đe cầu bằng búa gỗ như hình bên

– Dùng mỏ của búa đánh nhẹ vào phôi.

– Đánh búa theo vòng tròn đồng tâm từ tâm phôi ra ngoài. Vừa đánh búa vừa quay đều phôi.

– Khoảng cách giữa các nhát búa đều nhau.

– Đánh búa bằng lực không đổi trong suốt quá trình gò.

  1. Dát phẳng các nếp nhãn ở mép

– Dát phôi trên mặt bàn máp hoặc trên đỉnh của đe cầu để không tạo nếp nhãn khác.

  1. Tiếp tục gò

– Làm lại bước 4 và 5 tới khi phôi đạt được hình dáng và kích thước như mong muốn.

  1. Làm phẳng bề mặt phôi

– Đặt phôi lên đỉnh của đe cầu.

– Dát phẳng những phần gồ ghề từ giữa ra tới vành ngoài của bề mặt ngoài phôi.

– Đánh búa nhẹ và đều lực.

  1. Hoàn thiện sản phẩm

– Dùng đài vạch để vạch dấu phôi theo kích thước danh nghĩa.

– Cắt phần thừa bằng kéo cắt tôn.

– Nắn phẳng phần bị méo trong quá trình cắt.

– Hoàn thiện mép sản phẩm bằng dũa.

* Gò thúc và gò chun

1, Các loại đụng cụ và cách sứ dụnh

a. Đe gỗ

– Đe gỗ: Một khúc gò có đường kính và độ cao khoảng 300-400 mm lõm một mặt để tạo hình sản phẩm

– Đặt tấm thép mỏng trên chỗ lõm của khối gỗ,

– Dùng búa để tạo hình sản phẩm theo hình lõm của khối gỗ,

 

b. Đe cầu

Là một loại đe có đầu hình chỏm cầu được làm bằng thép để gò tấm thép mòng thành hình bán cần và làm cho phần lõm trơn phẳng.

  1. Khai triển phôi

Kích thước của phôi được xác định bằng phương pháp tính toán hoặc bằng phương pháp vẽ

  1. Sự khác nhau giữa gò thúc và gò chun

* Gò thúc

– Gõ phần lõm từ bên trong

– Gõ từ vòng tròn ngoài vào tâm

– Sản phẩm có chiều dày mỏng hơn tấm thép

– Không nhăn

– Tay phôi chắc chắn khi gõ

– Tỷ lệ chỗ thúc là giới hạn

 

* Gò chun

– Gõ phần lõm từ bên ngoài

– Gõ từ tâm ra vòng tròn ngoài.

– Tấm thép có chiều dày mỏng hơn sản phẩm

– Có vết nhăn

– Không chắc chắn

– Tỷ lệ chun không giới hạn

 

  1. ủ và xử lý bằng hoá chất

a.Phương pháp ủ

(1) Khi gia công liên tục thì vật liệu sẽ khó biến dạng do bị biến cứng.

(2) Dẫn đến hiệu suất làm việc thấp và vết nứt hoặc khuyết tật khác xuất hiện.

(3) Do vậy yêu cầu phải ủ.

– Nhiệt độ ủ của thép từ 600 ~ 700C (màu đỏ) và làm nguội từ từ.

– Nhiệt độ ủ của đồng thau hoặc đổng đỏ là 500 ~ 6000C (màu đỏ) và làm nguội đột ngột trong nước.

– Nhiệt độ ủ của đuya ra hoặc nhôm là 300 ~ 4000C và làm nguội đột ngột

trong nước.

 

Chú ý :

Nhiệt độ của đổng đỏ và đổng thau thì dễ dàng nhận biết bằng màu ngọn lửa. Tuy nhiên, ngọn lửa của nhôm hoặc hợp kim nhẹ thì không có mầu nên khó đánh giá nhiệt độ và khó nhận biết. Nếu nhôm hoặc hợp kim nhẹ được làm nóng trực tiếp bằng ngọn lửa khí hoặc đèn xì sau khi đã được quét một lớp dầu (dầu tôi) trên mặt lấm kim loại, tấm kim loại sẽ chuyển từ mầu nâu sang mầu nâu đen khi nhiệt độ cao hơn. Sau đó, tấm kim loại có màu sáng hơn một chút so với mầu ban đầu. Nhiệt độ ở thời điểm này là thích hợp, đưa tấm kim loại ngay vào trong nước.

 

b. Phương pháp xử lý bằng hoá chất

– Cho phôi ủ (đồng đỏ) vào dung dịch a xít sulfuric hoặc a xít clohyđric, ô xít trên bề mặt tấm kim loại sẽ được khử và làm cho bề mặt ngoài trở nên tốt hơn.

 

  1. Tóm tắt về gò thúc và gò chun

” Phương pháp gò thúc và gò chun tạo từ một tấm kim loại phẳng thành dạng sản phẩm kích thước 3 chiều.

– Trong thực hành thường có sự kết hợp giữa phương pháp gò thúc với phương pháp gò chun chẳng hạn một phần nào đó của tấm kim loại được gò thúc, trong khi đó phần kia được gò chun.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay