Khi công nghệ in 3D ngày càng hoàn thiện thì những sản phẩm in ra có chất lượng tốt ngang với gia công CNC, và với đúc khuôn cát thì chỉ cần chất lượng bề mặt tương đối và in 3D phổ thông hoàn toàn có thể đáp ứng tốt ( với dung sai dưới 0.05mm).
Lợi thế của in 3D như chúng ta cũng đã biết đó là tạo mẫu nhanh và thứ hai là không tốn các công đoạn phụ, phức tạp như phương pháp truyền thống, và đó cũng là lý do mà nhiều công ty cơ khí rất quan tâm tới việc ứng dụng in 3D vào sản xuất.
In 3D để đưa vào sản xuất trực tiếp sẽ cần khá nhiều kiến thức và chi phí đầu tư ban đầu, nhưng in 3d để tạo mẫu, dùng làm bước gián tiếp cho các công đoạn đúc thì rất khả thi, và đang được sử dụng nhiều.
Những lợi thế của in 3D trong đúc khuôn cát đã được kiểm chứng
Do đúc khuôn cát thường đúc với số lượng sản phẩm ít, và độ chính xác yêu cầu khi đúc khuôn cát không cao và thêm nữa là có thể sử dụng công nghệ in 3D phổ thông vào việc tạo mẫu thì chi phí đúc mẫu giảm tới 75%. Giảm thời gian tạo khuôn và lõi, không cần phải gia công phức tạp, chỉ cần file 3D và bạn in ngay khuôn và lõi
Khi bạn cần đúc sản phẩm đơn chiếc và loạt nhỏ cũng như gặp các chi tiết phức tạp thì tạo khuôn với in 3D là lợi thế không thể chối cãi.
Lợi thế về thời gian và thời gian cũng là tiền
Với thời gian tạo mẫu ngắn, và khả năng đáp ứng đa dạng chủng loại sản phẩm. Bạn sẽ nắm lợi thế trong chuỗi cung ứng, chỉ mất vài ngày để cho ra một mẫu và không phải lo lắng các vấn đề về mẫu phức tạp hay cần gia công các bước sau, in và sử dụng ngay
Khi cần thay đổi mẫu và điều chỉnh trong quá trình sản xuất thì cũng chỉ mất rất ít thời gian và không tốn bao nhiêu chi phí
Những bước nhanh chóng từ lúc tạo mẫu tới tạo sản phẩm đúc hoàn thiện
Bước 1: Tạo lõi và khuôn với in 3D
Không quan trọng về độ phức tạp, với file in 3D máy sẽ tạo từng lớp vật thể cho tới khi hoàn thiện, tùy kích thước khổ in mà thời gian sẽ lâu hay mau.
Các thiết lập khi in 3D sẽ được hướng dẫn khi bạn sử dụng máy in 3D chính hãng, kèm theo các kinh nghiệm để in đẹp hơn, tối ưu in 3D
Sau khi in 3D thì xử lý các phần support, gỡ những part thừa rồi sử dụng
Bước 2: Xịt phụ gia bề mặt
Tương tự như đúc khuôn cát truyền thống, mẫu đúc sẽ được phủ lên lớp chịu nhiệt và làm mịn để khi đặt vào khuôn sẽ không dính cát cũng như cho chất lượng bề mặt vật đúc tốt hơn. Bên cạnh đó phần lõi được xịt dung dịch chịu nhiệt để khi đổ vật liệu nóng chảy không bị hư hỏng do nhiệt
Bước 3: Gắn lõi
Phần lõi sẽ được thêm vào khuôn theo vị trí được thiết kế và cách đặt sẽ có trong các kỹ thuật đúc khuôn cát
Bước 4: Đúc
Như phần tuabin ở trên, phần lòng khuôn và lõi sẽ được đặt vào hoàn thiện. Đổ vật liệu nóng chảy cần đúc vào khuôn. Chất lượng bề mặt đúc sẽ phụ thuộc vào chất lượng khuôn và cát đúc.
Bước 5 : Lấy bỏ lõi
Dĩ nhiên, sau khi đúc xong thì đập bỏ phần lõi đi để có sản phẩm hoàn thiện
Bước 6 : Nguội
Công đoạn quan trọng nhất, tay nghề sẽ quyết định khá nhiều tới chất lượng sản phẩm sau khi đúc. Tùy vào chất lượng khuôn được tạo mà quá trình nguội có thể nhanh hay chậm
Lợi ích của In 3D có thể thấy được ngay
Tiết kiệm thời gian: thời gian xử lý ngắn
Tiết kiệm tiền: sản xuất không cần dụng cụ phức tạp
Mức độ linh hoạt cao về kích thước lô, thiết kế khuôn và các biến thể
Hình học có thể có gần như bất kỳ mức độ phức tạp
Các lõi phức tạp có thể được sản xuất như một mảnh duy nhất
Kích thước: từ các chi tiết nhỏ tới 4.000 x 2.000 x 1.000 mm
Không có chi phí lưu kho
Có thể kết hợp với các phương pháp thông thường theo ý muốn
Phụ tùng / kỹ thuật thiết kế ngược
Những ứng dụng trong thực tế
Khi một công ty có phụ tùng máy móc đời cũ hư hỏng cần thay thế nhưng không tìm được linh kiện sẵn có ( vì hết sản xuất) hoặc có thể vì chi phí quá cao. Họ sẽ scan 3D mẫu, rồi lấy mẫu đó tạo khuôn và đúc khuôn cát để sử dụng.