Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy Uốn

24 bước cần nắm và nhớ kĩ khi vận hành máy Uốn

1. Không được thay đổi cấu tạo máy Nếu thay đổi cấu tạo máy như mạch điều khiển thì sẽ làm cho bộ nhớ hay các bộ phận khác hoạt động không chính xác.

2. Các chìa khoá công tắc trên bảng điều khiển phải được quản lý bởi người có trách nhiệm.

3. Chỉ có những người đã qua đào tạo về sử dụng máy mới được thao tác máy.

4. Máy phải được đặt ở nơi tránh ánh sáng chiếu trực tiếp và phía sau máy phải cách tường ít nhất 45 cm. Nếu đóng các cửa thông gió ở mặt sau máy sẽ làm cho các thiết bị điện bên trong nóng lên dẫn đến máy hoạt động không chính xác.

5. Trước khi vận hành cần xem xét xung quanh máy có người nào khác hay có các vật cản trở không, đặc biệt là phía đằng sau máy. Hơn nữa trên cối và bàn máy không được để bất cứ dụng cụ hay đồ vật nào.

6. Không được cho tay vào giữa chày và cối.

7. Người tiến hành thay khuôn hay điều chính phải đã tham gia khoá học “Các điểm an toàn trong vận hành máy uốn”.

Trong khi tiến hành thay khuôn hay điều chỉnh mà cần thiết phải cho tay vào phạm vi chuyển động của cữ chặn hay khuôn phải chuyển công tắc “Chọn hành trình – MODE” về vị trí OFF và phải có người có trách nhiệm đứng trông.

8. Khi tiến hành thay khuôn (cối và chày) phải tuân thủ các điểm sau:

  • Khi tiến hành lắp hay tháo cối phải chuyển công tắc “Chọn hành trình – M ODE” về vị trí OFF, vừa tiến hành thao tác vừa đảm bảo công tắc luôn ở vị trí OFF.
  •  Khi tiến hành lắp hay tháo chày cần đưa bàn dưới máy lên vị trí quy định, sau đó chuyển công tấc “Chọn hành trình – MODE” về vị trí OFF, vừa tiến hành thao tác vừa đảm bảo công tắc luôn ở vị trí OFF. Khi tháo lắp chày không được đưa tay vào khoảng giữa chày và cối.
  •  Chỉ được tác dụng lực khi chày, cối và tấm đỡ cối đã được lắp một cách chắc chắn.
  •  Khi có nhiều người cùng tiến hành tháo hay lắp khuôn phải trao đổi thông tin với nhau.

9. Khi có nhiều người cùng thao tác uốn cấn cùng nhau xác nhận an toàn và chí nên có một người nhấn pêđan.

10. Khi điều chính cữ chặn cần chuyển công tắc “Chọn hành trình – MODE” về vị trí OF F vừa tiến hành thao tác vừa đảm bảo công tắc luôn ở vị trí OFF, bắt buộc phái thao tác từ đằng sau máy.

11. Phải lựa chọn tốc độ uốn phù hợp với kích thước tấm vật liệu uốn, nếu không vật liệu có thể sẽ bị uốn một cách bất ngờ.

12. Khi tiến hành uốn những vật nhỏ hay tiến hành uốn vật liệu có chiều dài ngắn thì phải đặt khoảng chạy của bàn máy nhỏ hơn 8mm đồng thời phải chú ý cách cầm vật liệu.

Cách cầm vật liệu:

13. Khi cữ chặn đang chuyển động về phía trước mà tiến hành giữ hay đẩy tấm vật liệu thì rất nguy hiểm. Cần để cữ chặn dừng hẳn tại vị trí xác định rồi mới tiến hành các thao tác uốn.

14. Trên chày và cối có ghi mức chịu lực nên phải tiến hành tác dụng lực nhỏ hơn mức giới hạn này. Nếu quá thì chày và cối có thể bị vỡ và làm bắn các mảnh vỡ ra ngoài rất nguy hiểm.

Hơn nữa khi sử dụng cối 2 V cần xác nhận mức chịu lực cho sử dụng phần V sau.

15. Khi tiến hành uốn vật liệu có kích thước lớn cần chú ý cách cầm và vị trí đặt để tránh khi vật liệu bị bật ngược lên.

16. Trong uốn góc nhọn hay uốn hình chữ u, khuôn sẽ ăn sâu vào trong vật liệu nôn khi bàn máy đi xuống, khuôn có thể bị rơi. Vậy cần phải kiểm tra xem cối và chày đã được lắp chặt chưa thì mới tiến hành thao tác.

 

17. Khi tiến hành uốn lại (uốn hai lần) thì cấn phải để cho đỉnh chày khớp với đường uốn của vật liệu. Nếu không khi tác dụng lực sẽ có tiếng động lạ phát ra, trường hợp xấu có thể làm vỡ khuôn.

18. Trường hợp phát sinh sự cố bất ngờ trong quá trình thao tác cần ấn nút “ Dừng khẩn cấp” sau đó chuyển công tắc “ Chọn hành trình – M O D E ” về OFF và vừa tiến hành thao tác vừa đảm bảo công lắc luồn ở vị trí OFF . Trong trường hợp vật uốn rơi vào trong máy thì bắt buộc phải lấy từ phía đằng sau.

Hơn nữa cần nhanh chóng thông báo cho người có trách nhiệm biết.

19. Khi nguồn điện máy bị tắt đột ngột ví dụ như trường hợp mất điện thì có khi bàn dưới sẽ chuyển động xuống dưới đến tận vị trí dưới cùng. Khi đó cần chú y sao cho vật liệu không bị rơi xuống.

 

20 Khi tạm ngừng thao tác hoặc khi đi xa ra khỏi máy cần chuyển công tắc “Chọn hành trình – MODE” về vị trí OFF.

21. Trước khi mở cửa hộp điều khiển cần tắt điện nguồn. Vì có khả năng rò điện khi chạm vào các bộ phận bên trong của hộp điều khiển sẽ rất nguy hiểm

22. Phải tiến hành kiểm tra thường kỳ.

23. Khi tiến hành bảo dưỡng hay vệ sinh máy thì cần ngắt điện nguồn của toàn bộ xưởng, và phải xá áp suất khí hay dầu còn lại trong máy sau đó mới được tiến hành

24. Khi di chuyển máy cần phải tham khảo ý kiến của nhà sản xuất vì nếu cách thức di chuycn mà sai thì có thể làm hỏng máy

* Các biển báo gắn trên máy

Cần tuân thủ đúng các quy định ghi trên các biển báo gắn trên máy. Cần thường xuyên lau sạch để có thể đọc được và không được gỡ các biển báo này ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay