Xuất khẩu xe buýt thương hiệu Việt

Các công ty sản xuất xe buýt của Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu xe buýt ra thế giới với những hợp đồng tỷ đô.

Mua sắm và đầu tư công tại nhiều quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong GDP sẽ là cơ hội lớn cho các công ty Việt Nam xuất khẩu xe buýt

Giữa tâm điểm đại dịch Covid-19, tôi nhận được thông báo gọi thầu gần 2.000 xe buýt, trị giá hợp đồng có thể lên tới 5.000 tỷ đồng từ Colombia – quốc gia cách nửa vòng trái đất.

Nằm ở vùng Trung Mỹ từng trải qua xung đột và ma túy từ thập niên 80 thế kỷ trước và là đất nước xuất khẩu cà phê hàng đầu. Sau khi có những thay đổi đột phá và trải qua 20 năm phát triển liên tục, Colombia hiện có nền kinh tê xếp thứ ba vùng Trung Nam Mỹ với GDP vượt 550 tỷ USD và dân số 50 triệu người.

Đặc biệt, Colombia có tỷ lệ mua sắm chính phủ lên đến 27% GDP. Thông tin này đến với tôi nhờ quá trình tham gia mạng Linkedin (B2B) trong nhiều năm giao lưu bằng tiếng Anh với cộng đồng kinh doanh quốc tế. Đại diện phía nước ngoài thuộc Bộ Thương mại kiêm giám đốc cơ quan marketing quốc gia (Pro-Colombia), trực tiếp thông báo để giới thiệu các đơn vị sản xuất ô tô buýt, từ Việt Nam.

Những thông tin này cho thấy uy tín của Việt Nam ngay trong đại dịch Covid-19 và không ít các quốc gia vẫn có cách thức vận hành nền kinh tế cụ thể là mua sắm và đầu tư công.

Hiện trạng ngành sản xuất xe buýt Việt Nam

Khác với lĩnh vực ô tô con (tức PC) trước khi có VinFast thì chủ yếu là lắp ráp dưới tên thương hiệu và công nghệ nước ngoài với tỷ lệ nội địa chưa đến 20%. Tuy nhiên trong lĩnh vực xe thương mại (tức CV – commercial vehicle) thì ngược lại, năng lực sản xuất lắp ráp trong nước trong những năm gần đây đã chiếm tỷ trọng nội địa hoá từ 30 đến 60% trừ phần chính là động cơ và khung gầm vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

Quan trọng hơn là đã hình thành thương hiệu riêng của Việt Nam có thể kể đến như: Thaco Bus, SAMCO, Vinamoto… Trong lĩnh vực xe buýt, cao cấp (Limousine Bus) từ vài năm gần đây cũng nổi lên thương hiệu DCAR tham gia thị trường bằng công nghệ nội thất, dựa trên nền xe hoàn chỉnh phần khung và động từ các hãng lớn như Ford Transit, Hyundai…

Như vậy về mặt tỷ lệ nội địa hoá và thương hiệu riêng thì lĩnh vực xe thương mại đã đi trước so với xe cá nhân (PC với VinFast).

Thông tin từ hội thảo trực tuyến cũng cho thấy mức độ chuyên nghiệp của quy trình mua sắm chính phủ đối với tài sản dịch vụ công như xe buýt và hệ thống vận hành, bảo trì được tổ chức một cách minh bạch và chuyên nghiệp.

Người đại diện cơ quan chính phủ (ông Juan Esteban Sanchez) chủ động lên mạng (ngay trong bối cảnh dịch Covid-19) để tìm kiếm những người đại diện uy tín và chuyên nghiệp trên mạng xã hội kinh doanh uy tín quốc tế là Linkedin thông báo và mời gọi dự hội thảo gọi thầu (webinar for tender).

Tuy nhiên việc họ chỉ sử dụng ngôn ngữ chính nhiều nội dung văn bản là tiếng Tây Ban Nha cũng là một khó khăn cho chúng tôi khi giao tiếp.

Với kinh nghiệm lâu năm và sở thích giao lưu đa-văn-hoá, cá nhân tôi cũng khá tự tin khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh và pha lẫn chút tiếng Espanol để gây thiện cảm với phía đối tác châu Mỹ.

Hy vọng rằng đây sẽ là một thương vụ thành công, sẽ đánh dấu một bước to lớn (milestone) trong lĩnh vực xuất khẩu ô tô buýt (xe thương mại) thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

Trích thông tin từ hội thảo trực tuyến bằng tiếng Tây Ban Nha

Sau đợt hội thảo trực tuyến Webinar vừa qua với phía nước ngoài, với đơn hàng khủng cung cấp hàng nghìn xe buýt, và vận hành bảo trì cho hệ thống xe buýt, công cộng của cả một thành phố 9 triệu dân, cũng cho thấy những thách thức mà nhà sản xuất trong nước phải đáp ứng, như hệ thống động cơ đạt chuẩn khí thải Euro VI và khả năng vận hành được yêu cầu bảo đảm hoặc bảo hành lên đến 10 năm, hoặc 15 năm đối với dòng xe động cơ điện.

Xu hướng xe buýt thời hậu Covid-19

Có 4 phân khúc xe buýt chính yếu: Xe buýt công cộng, xe buýt chạy tuyến cố định đường dài, các đoàn xe buýt (fleet) phục vụ vận tải du lịch hay đưa đón công nhân các khu công nghiệp, xe buýt đưa đón cho các trường học.

Sơ đồ một mạng lưới giao thông công cộng do phía nước ngoài chia sẻ, với yêu cầu vận hành turn-key từ nhà cung cấp.

Ngoài yêu cầu chuẩn khí thải ngày một cao, nhiều quốc gia đạt chuẩn EURO V hay EURO VI, các tiện ích như wifi và cho người khuyết tật và chỗ ngồi ưu tiên, xe buýt công cộng hay thương mại đều có khuynh hướng cải tiến cho phù hợp với không gian giãn cách xã hội (social distancing).

Theo đó dòng xe buýt VIP ngày càng được chưa chuộng nhất là dòng xe chạy đường dài với khoang cabin cách biệt (cabin sleeper bus) là dòng xe được ưa chuộng khắp thể giới hiện nay có thể nhanh chóng soán ngôi xe giường nằm thông thường vốn chật chội và ồn ào.

Tuy vậy dòng xe cabin sleeper có số khoang giường hạn chế và thích hợp cho khách hạng sang và đặt biệt thích hợp cho các tuyến du lịch có nhiều du khách nước ngoài (vốn chưa quen đeo khẩu trang).

Đây là một sản phẩm chủ lực mà các nhà sản xuất xe buýt, xe thương mại hàng đầu của Việt Nam cần nhắm đến, không chỉ cho thị trường du lịch trong nước mà hướng đến xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, khẳng định thương hiệu Việt.

Cơ hội đi kèm thách thức

Trong bối cảnh thế giới biến động trong các chuỗi cung ứng, việc các quốc gia chuyển đổi và đa dạng hoá nhà cung cấp là một diễn biến có thể thấy rõ.

Thế giới hậu Covid-19 sẽ không lệ thuộc vào trung tâm sản xuất, một trung tâm cung cấp hàng hoá như trước đây, cơ hội mua sắm từ các quốc gia, cũng như cơ hội sản xuất và xuất khẩu sẽ được phân bổ đồng đều hơn.

Trong khi đó Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia an toàn và ổn định, chính phủ và người dân đã cùng nổ lực đẩy lùi dịch bệnh, thậm chí còn chia sẻ kinh nghiệm và một số trang thiết bị ý tế cho các nước, mở ra những ngành sản xuất và xuất khẩu mới nắm bắt nhu cầu thị trường toàn cầu.

Những cơ hội từ thị trường xuất khẩu cũng giúp Việt Nam đón nhận những luồng đầu tư mới, tiếp cận và nhập khẩu được chuyển giao những công nghệ mới. Tuy nhiên cơ hội cần được nắm bắt kịp thời cả về chính sách và sự ứng phó năng động từ doanh nghiệp.

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang

Chúng tôi mạnh dạn chia sẻ thông tin này bởi vì hiện nay có quá nhiều dư luận từ phía các chuyên gia với góc nhìn từ mảng tối của ảnh hưởng Covid-19 đến nền kinh tế thế giới và trong nước.

Mặc dù vậy một số nhà cung cấp tham gia hội thảo thông báo mời thầu trực tuyến từ quốc gia Châu Mỹ, đã cho thấy nỗ lực và sự tự tin có thể đáp ứng yêu cầu rất cao từ phía khách hàng (mua sắm chính phủ), theo một quy trình chặt chẽ và minh bạch.

Dù sao thì đây cũng là một cơ hội lớn để các công ty sản xuất xe buýt thương hiệu Việt có thể nhìn thấy tiềm năng, dù còn nhiều thách thức, của ngành sản xuất công nghệ cao vươn ra thế giới.

Với những kinh nghiệm ban đầu xuất khẩu xe buýt (xe thương mại) sang một số quốc gia lân cận, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích lũy những kỹ năng đàm phán và nắm bắt nhu cầu, năng lực đánh giá nhu cầu thị trường nước ngoài, trong lĩnh vực công nghệ ô tô đầy thách thức.

Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có những thách thức cho mọi công ty tham gia, thành công chỉ đến với ai không ngừng học hỏi và kiên trì bám đuổi mục tiêu.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang

Nguồn:

https://theleader.vn/xuat-khau-xe-buyt-thuong-hieu-viet-1590027080879.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay