Tạo vành kim loại từ tấm phẳng
Mục đích: Hình thành kỹ năng tạo vành kim loại từ tấm phẳng.
Vật liệu:
– Tôn tấm (dày 0,4 mm hoặc xấp xỉ).
– Thép tấm (dày 1,0 mm). nhôm tấm hoặc đồng tấm.
(Ghi chú: Tất cả các vật liệu trên đều phải được tạo hình chữ L trước khi gò).
Thiết bị, dụng cụ: 1. Thước lá; 2. Vạch dấu; 3. Compa; 4, Kéo cắt tôn; 5. Búa nguội; 6. Vồ gỗ; 7. Đe gò góc; 8. Compa vạch dấu.
-
Chuẩn bị phôi
– Tính toán chiều dài phôi theo công thức: L = (đường kính ngoài – chiều dày phôi) x 3,14.
– cắt phôi dài hơn chiều dài tính toán một chút.
-
Chuẩn bị dưỡng kiểm
– Dùng compa quay tạo đường tròn có đường kính bằng đường kính trong của vành.
– Dùng kéo cắt đe cắt dưỡng.
– Cắt hai đường ngắn sau đó bẻ cong đoạn cắt lên dùng làm tay cầm trong quá trình đo kiểm (hình vẽ).
-
Chuẩn bị đe gò
– Đặt đe vào êtô rồi kẹp chặt.
– Để phần đe có hình chữ L như hình vẽ.
-
Gò cong hai đầu của phôi khoảng 1/4 vòng tròn
– Dùng mỏ búa nguội đánh dọc theo phôi với lực đánh búa phía mép ngoài lớn hơn một chút so với phía trong góc.
-
Gò phần giữa phôi
– Đánh giãn phôi đều đặn bằng búa nguội.
+ Chú ý không để phôi bị rạn nứt.
+ Thỉnh thoảng dùng dưỡng để kiểm tra.
– Chú ý không gò phôi có hình chữ L cong quá, nếu khống việc sửa chữa sẽ rất khó khăn.
– Tiếp tục gò cho đến khi đạt được hình dáng mong muốn.
-
Nắn phẳng vành khăn
– Nắn phẳng phần kim loại bị nhăn do đánh búa khi gò.
– Cắt bỏ phần kim loại thừa.
-
Hoàn thiện sản phẩm
– Vạch dấu phần vành khăn theo đúng kích thước bằng compa vạch dấu.
– Dùng dũa để dũa phần kim loại thừa.
– Nếu phần vành khăn bị thừa nhiều, dùng kéo để cắt.
– Đặt phần vành khăn lên mặt phẳng, dùng búa nắn phẳng (hình vẽ).
– Dùng dưỡng kiểm để kiểm tra hình dáng của sản phẩm.
-
Kiểm tra sản phẩm sau khi hoàn thiện
– Kiểm tra hình dáng bằng dưỡng kiểm.
– Đo các kích thước bằng thước lá.
– Kiểm tra độ phẳng của vành khăn trên bàn máp.
Tạo vành kim loại từ ống trụ
Mục đích: Hình thành kỹ năng tạo vành kim loại từ ống trụ. Vật liệu:
– Tôn tấm (loại có chiểu dày từ 0,27- 0,4 mm sau khi gò dùng mối ghép để tạo hình trụ).
– Thep tấm (loại có chiều dày 1,0 mm sau khi gò dùng hàn khí để tạo hình trụ).
Thiết bị, dụng cụ: 1. Thước lá; 2. Compa vạch dấu; 3. Compa; 4.Kéo uốn 5. Búa nguội; 6. Đe gò góc; 7. Dũa.
1 . Chuẩn bị dưỡng kiểm
– Dùng compa quay tạo đường tròn có đường kính bằng đường kính trong của hình trụ.
– Dùng kéo cắt dưỡng theo vạch dấu. Dùng dũa dũa hết ba via.
– Cắt hai đường ngắn sau đó bẻ cong chỗ cắt lên dùng làm tay cầm trong quá trình kiểm tra.
-
Vạch dấu kích thước của vành khăn
– Vạch dấu chiều rộng của vành khăn ở phía trong hình tru.
– Vạch dấu chiều rộng của vành khăn bằng cách dùng compa vạch dấu tỳ một chân vào mặt đầu của hình trụ, chân còn lại ở phía trong hình trụ (khẩu dô compa lấy bằng chiều rộng của vành khăn) đồng thời xoay tròn hình trụ.
-
Đặt phôi lên đe gò
– Vạch đường dẫn hướng của vành gò trên de gò, sau đó kẹp chặt đe gò trên ê tô.
– Giữ phôi sao cho đường vạch dấu phía trong của hình trụ trùng với góc của đe gò.
-
Tạo vành
– Chú ý không để lệch phần gò khỏi đường vạch dấu.
– Dùng đầu phẳng của búa đánh vào phía trong của hình trụ theo đường vạch dấu, vừa đánh vừa xoay tròn phôi. (Chú ý: Đánh đều trên toàn bộ đường tròn).
– Sau khi đánh đều một lượt trên toàn bộ đường tròn, dùng dưỡng kiểm để kiểm tra đường tròn, rồi sửa lại những chỗ không đều.
– Tiếp tục vừa đánh vừa kiểm tra như trên đến khi vành gò tạo thành góc 90° so với hình trụ.
-
Là nhẵn
– Là nhẵn vành bằng cách dùng búa nguội đánh lên mặt của vành khăn.
-
Hoàn thiện sản phẩm
– Dùng compa vạch dấu trên vành khăn theo đúng kích thước yêu cầu.
– Dùng kéo để cắt phần kim loại thừa (nếu nhiều).
– Dũa hết ba via.
– Úp vành khăn xuống mặt phẳng, dùng búa nắn phẳng toàn bộ vành.
-
Kiểm tra sản phẩm
– Kiểm tra các kích thước của sản phẩm bằng thước lá.
– Kiểm tra độ phẳng của vành khăn trên bàn máp.