Tài liệu hướng dẫn lắp ráp máy in 3D Prusa, Delta

♦ Đây là những loại máy in 3D được chia sẻ tài liệu là các dòng máy được sử dụng phổ biến, đơn giản, dễ lắp ráp. Trên thực tế có rất nhiều rất loại máy được sử dụng trên thị trường, có thể xem tại bài viết sau: Máy in 3D

1/ Lắp ráp máy in 3D khung nhôm

Máy in3d Prusa có khá nhiều biến thể, do đó tìm tài liệu đúng với loại máy, đúng ý tưởng bạn cần không phải chuyện dễ, dĩ nhiên để có tài liệu hướng dẫn ráp đúng như máy bạn muốn thì không thể, chỉ có thể phù hợp 90% rồi một số cái khác bạn phải suy nghĩ và tìm cách xử lý phù hợp. Rất may là bạn đã có tài liệu như bạn mong muốn, sử dụng khung nhôm 2020 cực kỳ dễ kiếm, tiết kiệm. Bởi máy prusa tiêu chuẩn thường dùng thép tấm, nhưng thép hoặc mica cũng tốn hơn là sử dụng nhôm định hình. Và khi sử dụng nhôm cũng nhanh hơn là tìm file cad, đặt chỗ cắt,…

máy in 3d prusa khung nhôm

Một số lưu ý khi ráp máy in3d Prusa

Để ý các part nhựa, nếu bạn mua part nhựa thì có thể sử dụng toàn bộ mà không phải thiết kế lại. Còn nếu bạn tự tìm thì bạn phải xem kỹ từng vị trí mà chọn lọc ra, nhất là part nhựa dùng cho khung 2020 ( khác 2040, 3030).

Nếu dùng con lăn thay vì ti thì chú ý con lăn V hoặc T ( tương ứng với rảnh nhôm V-slot, T-slot). Khi ráp khung, cố gắng sử dụng nhiều ke, part L, T để cố định, giúp khung cứng vững, siết ốc thật chặt, không để rơ. Tìm hiểu kỹ part-list của máy in3d prusa thông qua tài liệu prusa thép tấm ở trên, chuẩn bị tương đối rồi mới thực hiện, quan trọng vẫn là kinh phí, chứ nếu không thì ráp chả để làm gì.

Link download tài liệu tự lắp ráp: https://drive.google.com/file/d/1w2yXXqV6os7PNBH4c-Xx7sJ_SWY0Heta/view?usp=sharing

2/ Máy in 3d prusa nguyên bản (khung thép tấm, mica)

Cộng đồng máy in3d đã quen với loại máy in3d dùng khung nhôm profile nên khi thấy các máy in3d dùng thép tấm hoặc mica có vẻ không mặn mà lắm. Song nếu có thể bạn nên sử dụng khung dạng tấm như thế này, có thể tốn kém hơn một chút nhưng bù lại bạn được khá nhiều ưu điểm, đôi khi đó lại là ưu điểm chính.

máy in 3d khung thép

Ưu điểm máy in 3D prusa nguyên bản

  • Đồng bộ với mã nguồn mở, nên việc sử dụng part in, hướng dẫn ráp, các tài liệu liên quan cực dễ. Không cần phải mò thêm như các biến thể khác
  • Sử dụng thép tấm, mica được cắt bằng laser nên độ chính xác cao, giúp sau khi ráp thì in sẽ đẹp hơn bạn tự ráp từng thanh nhôm. Không phải ai cũng có kỹ năng cơ khí để ráp các thanh nhôm đảm bảo độ cứng vững và độ phẳng, độ vuông góc
  • Việc ráp dễ dàng và nhanh chóng, vì nó đã liền khối, các vị trí đã rõ ràng, chỉ ráp vài bước là xong, khó nhầm lẫn, khó sai sót.
  • Cuối cùng là part-list đầy đủ và rõ ràng, khi tự mua rẻ hơn, mà không phải lo lắng nhầm lẫn.

Nhược điểm

Nhược điểm là tốn kém hơn, không quen thuộc, khó bán nếu bạn muốn thương mại hóa sản phẩm. Thì bạn không cần lo lắng, bạn có thể kết hợp khung nhôm định hình 2020 thay vì thép tấm, bởi vì đã có tài liệu riêng cho khung nhôm. Nghĩa là chỉ thay phần khung nên các part khác sử dụng được mà không phải thiết kế lại. Bạn chỉ cần kết hợp đúng là sử dụng lẫn nhau được.

Chú ý: Về file bản vẽ, part và code bạn tìm thêm trên internet sẽ khá đầy đủ, bởi vì tùy sở thích mà bạn chọn loại khung phù hợp. Code phải tùy chỉnh, part phải kết hợp tùy kiểu ráp của bạn. Nó sẽ hơi mất chút thời gian nhưng bạn sẽ đủ yêu thích để làm, chưa kể là những kinh phí và điều kiện liên quan. Do Prusa là mã nguồn mở, bạn yên tâm mọi thứ đã có sẵn. Chỉ cần làm chủ được cái tốn thời gian nhất ( lắp ráp và chuẩn bị danh sách linh kiện), những việc kia bạn sẽ thấy rất dễ.

Link download tài liệu tự lắp ráp: https://drive.google.com/file/d/1F3Kr3DMgjLMn88_5W75pKHEfNHGan_52/view?usp=sharing

3/ Máy in 3D delta

Máy in3d Delta vẫn còn khá lép vế so với dòng máy in Prusa, nhưng nếu bạn chinh phục được máy in3d delta bạn sẽ khó mà chuyển qua sử dụng các dòng máy in3d khác.

máy in 3d delta

Lợi thế của máy in3D delta

  • Lắp ráp cực nhanh và dễ, ít chi tiết lặt vặt hơn so với Prusa
  • Máy hoạt động êm ái, ít ồn
  • Tốc độ in nhanh hơn, độ chính xác tốt hơn máy in3D Prusa
  • Việc ráp máy in3d Delta hấp dẫn hơn nhiều so với Prusa vì nó độc lạ, nhiều kiến thức

Tại sao máy in 3D delta ít được sử dụng

  1. Quá trình lắp không quen thuộc, do nhiều bạn đã quen với kiểu máy CNC, loại hệ tọa độ vuông
  2. Tài liệu hướng dẫn, video hướng dẫn về In3d Detla còn hạn chế
  3. Khó khăn trong việc hiệu chỉnh code, và chỉnh sửa khi có sai số
  4. Sau một thời gian sử dụng máy sẽ có sai số và bạn phải hiệu chỉnh lại
  5. Việc cân bàn khó hơn so với máy Prusa

Link download tài liệu tự lắp ráp: https://drive.google.com/file/d/1IIYFYC84JS4x8XNV7P-srFXN_pRPtMtr/view?usp=sharing

One thought on “Tài liệu hướng dẫn lắp ráp máy in 3D Prusa, Delta

  1. Hà Minh Thông says:

    Dạ em là sinh viên năm 2 khoa cơ khí, em cũng đang tìm hiểu và nghiên cứu máy in 3D Delta không biết ad có thể cho mình xin code nạp cho máy được không ạ. Em cảm ơn ad nhiều ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay